Sinh viên Việt Nam đạt Giải Nhất Châu Lục “Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á Của Năm” kỳ vọng kiến tạo miền ký ức đẹp cho trẻ em

Ngày 07.07.2022 vừa qua tại Penang, Malaysia, thí sinh Nguyễn Quang Dương (23 tuổi, sinh viên trường Đại học Kiến Trúc Hồ Chí Minh) đại diện Việt Nam ở mảng Thiết Kế Kiến Trúc được trao tặng danh hiệu “Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á Của Năm” với tác phẩm dự thi “Chuồn Chuồn”.

 Nguồn cảm hứng cho dự án “Chuồn Chuồn – Dragonfly” của Quang Dương bắt nguồn từ Thảo Cầm Viên, nơi gắn bó với tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ em thành phố, như một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ với đa dạng muông thú, cỏ cây, hoa lá. Công trình mang dáng dấp hình ảnh con chuồn chuồn đang vươn mình vỗ cánh bay lên dựa trên câu ca dao nhìn chuồn chuồn đoán mưa nắng thân thuộc với bao trẻ em  Việt Nam. Quang Dương kỳ vọng dự án là một cuộc dạo chơi của trẻ em, đưa các em xa rời công nghệ điện tử mà trở về với thiên nhiên, tạo nên miền ký ức tươi đẹp.

Phối cảnh dự án “Chuồn chuồn – Dragonfly” của thí sinh Nguyễn Quang Dương – Giải thưởng “Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á Của Năm” mảng Thiết Kế Kiến Trúc

Với tạo hình lấy cảm hứng từ những cánh chuồn chuồn báo hiệu mưa nắng, trẻ em bước vào công trình như bước vào một thế giới kỳ lạ của tự nhiên,  nơi các em có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay, nghe tận tai, chăm sóc và cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình. Đầu tiên sẽ là vườn rêu và dương xỉ với các loài thảo mộc có kích thước trung bình, nhỏ và rất nhỏ. Ở trung tâm là một hồ cá cung cấp hơi ẩm cho khu vườn. Vườn hoa và bươm bướm là khu vườn thứ hai của công trình với muôn vàn màu sắc sặc sỡ của loài hoa mười giờ và sự ghé thăm của những loài bươm bướm. Không gian thứ ba là bảo tàng côn trùng và hạt giống. Cuộc hành trình của trẻ chỉ qua ba chặng với ba không gian khác nhau nhưng rất tiêu biểu về các hình thái động – thực vật tồn tại trên Trái Đất thuở hoang sơ, như một cách thức đưa trẻ trở về bản nguyên của thế giới xung quanh bằng sự tò mò và trí tưởng tượng. Tiếp theo các em sẽ đến với lớp học ngoài trời, chính đây cũng trở thành một sân khấu trình diễn văn nghệ và hoạt cảnh, hay là trình chiếu những bộ phim khoa học về tự nhiên. Cuối cùng, đài quan sát là không gian trên cao nhất nơi mà các em có thể phóng tầm mắt mình đi thật xa nhìn ngắm xung quanh và vạn vật.

Tại Vòng Chung Kết Châu Lục Cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á – AYDA 2021, dự án “Chuồn Chuồn – Dragonfly” của Nguyễn Quang Dương được Ban Giám Khảo Châu Lục nhận xét: “Thiết kế có tính thấu cảm cao, chạm đến trái tim, tuy giản dị nhưng lại hiệu quả. Dự án này đặc biệt có tính ứng dụng cao, dễ dàng đặt ở các vị trí khác nhau ở các công trình khác nhau như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa,…Và chuồn chuồn cũng là hình tượng mang tính biểu tượng ở nhiều nước.

Dự án “Chuồn chuồn – Dragonfly” được Ban giám khảo đánh giá có tầm nhìn xa, thể hiện trọn vẹn ý nghĩa chủ đề cuộc thi AYDA 2021 “Thiết kế của sự thấu cảm”

“Cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á – AYDA” – nơi chắp cánh cho những ước mơ của sinh viên ngành thiết kế kiến trúc – nội thất

 Với mong muốn nuôi dưỡng và chắp cánh cho thế hệ nhà thiết kế tương lai, năm 2008, Nippon Paint lần đầu tiên tổ chức cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á (AYDA) và kể từ đó, AYDA đã phát triển về quy mô lẫn tầm vóc và hiện đã trở thành một trong những cuộc thi thiết kế hàng đầu Châu Á với sự hiện diện tại 17 quốc gia. Trải qua 14 năm phát triển, cuộc thi đã nhận được hơn 41.000 bài dự thi từ 1.200 cơ sở giáo dục và tạo lập nên một cộng đồng thiết kế gắn kết bao gồm các Kiến Trúc Sư, Nhà Thiết Kế Nội Thất, các Hiệp Hội, Đối tác, trường Đại học, cựu sinh viên và sinh viên trong ngành trên khắp Châu Á.

Tại buổi lễ công bố & trao giải diễn ra tại Penang, Malaysia vào ngày 07.07.2022 vừa qua, đại diện đội Việt Nam thí sinh Nguyễn Quang Dương đến từ trường Đại học Kiến Trúc Hồ Chí Minh với dự án thiết kế “Chuồn Chuồn – Dragonfly” đã được trao tặng danh hiệu “Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á Của Năm” với giải thưởng danh giá là học bổng toàn phần trị giá 10.000USD của chương trình “Design Discovery” kéo dài 6 tuần tại Harvard University’s Graduate School of Design, Hoa Kỳ.

Thí sinh Nguyễn Quang Dương (áo trắng chính giữa) cùng Ban Giám Khảo Châu Lục Mảng Kiến Trúc tại buổi lễ công bố & trao giải Vòng Chung Kết Châu Lục tại Penang, Malaysia

Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi nhận được giải thưởng, Nguyễn Quang Dương bộc lộ: “AYDA không chỉ là đơn thuần là một cuộc thi mà còn là một hành trình chinh phục ý nghĩa, nhân văn, và khó quên. Chủ đề của cuộc thi AYDA 2021 “Thiết kế của sự thấu cảm” đã thôi thúc mình một cách mãnh liệt mình cần làm gì đó với khả năng của mình, bằng kiến trúc, bằng không gian khơi gợi cảm xúc để giúp trẻ em có một miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp và đúng nghĩa trước sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự lên ngôi của công nghệ trong thời đại hiện nay.”

Năm 2022 này, BTC AYDA chính thức ra mắt logo mới với hình dáng cũ của pha lê được chuyển thể thành một viên kim cương với bảy sắc cầu vồng, mang ý nghĩa đại diện cho các nền văn hóa khác nhau và những người làm việc cùng nhau như một cộng đồng thiết kế. Thông qua cuộc thi, BTC AYDA mong muốn nuôi dưỡng thế hệ nhà thiết kế tương lai và mang đến một hành trình độc đáo bằng cách cho sinh viên tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành và mang đến những trải nghiệm và kiến thức thực tế mới. Cùng sự hiện diện mới của Myanmar vào năm 2022, cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á – AYDA hiện đã có mặt trên 17 quốc gia và trong tương lai gần sẽ mở rộng phạm vi vượt ra khỏi Châu Á.

Với chủ đề mới sắp được phát động trên toàn quốc của cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ Châu Á – AYDA 2022: “Hội tụ – Cùng đón khởi đầu mới” tập trung vào nhu cầu của các nhà thiết kế trước hết là nắm được góc nhìn toàn cầu và sau đó là đưa ra giải pháp bản địa hóa cho cộng đồng địa phương để giúp đối phó với cuộc sống sau đại dịch, Ban Tổ Chức AYDA (Việt Nam) rất mong chờ nhận được những bài dự thi AYDA 2022 chất lượng, đột phá, có tác động tích cực để giúp con người đối mặt và vượt qua được những thăng trầm trong cuộc sống hiện nay và trong tương lai.

Cuộc thi Nhà thiết kế trẻ châu Á (AYDA) được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 như một phần trong tầm nhìn của tập đoàn Nippon Paint nhằm nuôi dưỡng thế hệ tài năng thiết kế tương lai.

1. Các hạng mục tham gia: 

  • Thiết kế kiến trúc
  • Thiết kế nội thất

2. Đối tượng tham gia: 

  • Dành cho tất cả các sinh viên chưa tốt nghiệp, đang theo học hoặc có đam mê ngành thiết kế kiến trúc & nội thất tại các trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc.

3. Cơ cấu giải thưởng:

3.1 Giải thưởng quốc gia:

  • 2 Giải Nhất:
    • Tiền mặt trị giá 30.000.000đ/giải
    • Hai cá nhân đoạt Giải Nhất trong hạng mục Thiết kế kiến trúc/Nội thất sẽ có cơ hội tham gia vòng chung kết quốc tế AYDA 2022
  • 2 Giải NhìTiền mặt trị giá 20.000.000đ/giải
  • 6 Giải BaTiền mặt trị giá 15.000.000đ/giải
  • 2 Giải Ý tưởng màu sắcTiền mặt trị giá 10.000.000đ/giải
  • 2 Giải Giáo viên hướng dẫn xuất sắcTiền mặt trị giá 10.000.000đ/giải

3.2 Giải thưởng quốc tế

  • Danh hiệu “Nhà thiết kế trẻ châu Á của Năm” trị giá 10.000 USD bao gồm học bổng toàn phần khóa học “Design Discovery” trong sáu tuần tại Đại học Harvard – Graduate School of Design, Hoa Kỳ.
  • Giải Ý tưởng thiết kế bền vững trị giá 1.000 USD/giải
  • Giải Thiết kế có tác động tích cực nhất trị giá 1.000 USD/giải
  • Giải Ý tưởng màu sắc Nippon Paint trị giá 1.000 USD/giải

Để biết thêm chi tiết về thể lệ, tiêu chí chấm giải và các giải thưởng của cuộc thi AYDA do Nippon Paint tổ chức vui lòng truy cập:

    -Tạp chí kiến trúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *